Mô hình nuôi dê quay vòng giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo

Phương Nhi |

Những năm trước đây đời sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn, đa số cán bộ, hội viên phụ nữ là người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa nằm trong diện hộ nghèo, cận nghèo nên thiếu vốn sản xuất, nhiều chị em là lao động chính trong gia đình nên bản thân phải lam lũ để làm ra của cải vật chất đắp đổi cuộc sống hàng ngày. 

Có thể khẳng định rằng, thực hiện phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình do Hội Phụ nữ huyện Đakrông (Quảng Trị) phát động trong những năm qua đã trở thành hoạt động thường xuyên gắn với phong trào thi đua yêu nước. Từ phong trào này, tinh thần tương thân, tương ái giúp nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn luôn được phát huy, đã có nhiều chị em khó khăn được giúp đỡ vươn lên thoát nghèo.

Mô hình chăn nuôi dê của Hội viên phụ nữ xã Tà Rụt (Đakrông, Quảng Trị)
Mô hình chăn nuôi dê của Hội viên phụ nữ xã Tà Rụt (Đakrông, Quảng Trị)

Những năm qua, Hội LHPN huyện Đakrông đã xây dựng nhiều mô hình và hướng đi mới như giúp hội viên chị em chăn nuôi Nuôi Dê  quay vòng, chăn nuôi giống lợn bản, bò giống từ Chương trình ngân hàng con giống được Hội LHPN tỉnh phát động  và Hội LHPN huyện Đakrông triển khai thực hiện và tiếpduy trì  phát triển cho đến nay. Mục tiêu chung của Chương trình là giúp đỡ các hộ gia đình Hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn phát triển và phục hồi sinh kế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đây là một Chương trình huy động nội lực từ mỗi chị em cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn các xã thị trấn . Mỗi hội viên hàng năm đóng góp 5.000đ. Bên cạnh đó, để theo dõi và quản lý chặt chẽ  Ngân hàng con giống, Hội LHPN các cấp lập sổ theo dõi “quỹ con giống” để phản ánh tình hình đàn con giống trong huyện liên quan đến bệnh tật, lứa đẻ, chi phí mua bán con giống... Các hộ nuôi con giống khác cũng có sổ theo dõi về tình hình bệnh tật, thời gian phối giống, chửa đẻ Bò/Dê/Lợn con và giải trình việc bán sau khi đã thuộc quyền sở hữu chính thức của hộ gia đình để tập hợp, thu hút hội viên tham gia phát triển mô hình chăn nuôi quay vòng.

Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản
Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản

Để làm được điều đó, Hội tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Hội cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể liên quan để tích cực vận động chị em tham gia các hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Hàng năm Hội tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng và xác định nguyên nhân đói, nghèo để có hình thức phù hợp giúp chị em thoát nghèo. Qua phân tích đã thấy một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến đói nghèo là do thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn sản, chăn nuôi. Trước thực trạng này, được sự ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện, một mặt Hội đứng ra tín chấp cho hội viên vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện, mặt khác, Hội LHPN huyện chỉ đạo cơ sở hội thành lập các tổ tiết kiệm để vận động chị em trong từng chi, tổ tương thân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Chị Lê Thị Lệ Huyền chủ tịch hội LHPN huyện Đakrông cho biết:  "Như mô hình chăn nuôi Dê tại xã Húc Nghì đây là một trong những chi hội nổi bật trong việc giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế. Với mô hình nuôi dê quay vòng phát triển kinh tế đa dạng triển khai tại chi hội trên địa bàn các xã đã giúp được rất nhiều chị thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.Đó cũng chính là sức mạnh thu hút, tập hợp cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào, góp phần xây dựng xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh".

 Đến nay mô hình Dê quay vòng tại xã Húc Nghì đã phát huy hiệu quả như nguồn vôn ban đầu hỗ trợ từ tháng 10/2019 cho 04 hộ gia đình hội viên phụ nữ  với 4 cặp Dê giống từ nguồn kinh phí huy động 5.000 đ mỗi HVPN trên địa bàn của huyện. Sau  hơn 7 tháng thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ số lương 08 con nâng tổng số Dê hiện nay là 18 con/4 hộ. Dự kiến thời gian tiếp theo sẽ tiến hành bàn giao con giống cho 04 hộ phụ nữ nghèo khác trên địa bàn xã. Ngoài ra tại thôn Cu Pua xã Đakrông và xã Hướng Hiệp với mô hình nuôi dê quay vòng  của câu lạc bộ trẻ em gái đã phát huy rất hiệu quả,  đều được chị em phụ nữ trong thôn hưởng ứng chú trọng và nhiều hội viên đồng tình ủng hộ. Con giống sau khi nuôi nếu đẻ lứa đầu là concái thì hộ hưởng lợi tiếp tục chăm sóc con thêm 6 tháng tuổi/ hoặc 12 tháng tuổi, sau đó sẽ chuyển giao con này cho hộ nghèo khác nuôi. Sau khi trao lứa đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu con giống. Và cứ tiếp tục theo chu trình như vậy, số lượng con giống sẽ được gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có rất nhiều hộ gia đình nghèo khác trong địa phương sẽ được trợ giúp, “Ngân hàng Con giống” sẽ ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả bền vững.

Nuôi dê mang lại thu nhập ổn định cho phụ nữ xã Mò Ó.
Nuôi dê mang lại thu nhập ổn định cho phụ nữ xã Mò Ó (Đakrông, Quảng Trị)

Trong trường hợp đặc biệt khác trong quá trình chăm sóc con giống cũng được quy định rất cụ thể. Ví dụ, trong trường hợp Dê/Bò/Lợn giống đẻ lứa đầu là đực, Hội LHPN xã được nhận Con giống nămđó, sẽ chịu trách nhiệm bán con Bò/Dê/Lợn đực đó, tiền bán con đực được dùng để mua 01 cặp con giống khác và trao con cái đó cho hộ phụ nữ nghèo khác trong địa phương nuôi .  Hay như chỉ với việc tiết kiệm 5 nghìn đồng/ hội viên phụ nữ/năm, toàn huyện đã có hơn 1 nghìn phụ nữ tham gia. Từ đây, nhiều mô hình kinh tế phát triển có hiệu quả ra đời. Nhờ đó, nhiều chị em đã tổ chức làm ăn hiệu quả, trở thành trụ cột tài chính giúp gia đình có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

TAGS

Đột phá trong xây dựng cánh đồng lớn ở Triệu Phong

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Xây dựng cánh đồng lớn là một trong những chủ trương mang lại bước đột phá cho ngành nông nghiệp Triệu Phong (Quảng Trị) đặc biệt là đối với cây lúa. Nhờ thực hiện chủ trương này mà năng suất lúa đã tăng gấp đôi so với thời kỳ tái lập huyện.

Thanh niên 9x khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi vịt

Hồng Nhung |

Sáu năm khởi nghiệp với nhiều gian truân, thử thách, thế nhưng bằng sự cần cù, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nay chàng thanh niên Trần Anh Tài ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã sở hữu mô hình chăn nuôi vịt với hơn 4000 con, mang lại thu nhập hơn 150 triệu đồng mỗi năm. Anh Tài trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Gặt lúa ban đêm

Trần Tú |

Vào thời điểm này, lúa vụ Đông Xuân đang được người nông dân khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Trị tập trung thu hoạch. Với máy gặt được cơ giới hoá, người nông dân có thể gặt lúa cả ban đêm cho kịp thời vụ, khắc phục thiệt hại sau những ngày mưa.

Vĩnh Tú: Hơn 33 héc ta dưa hấu bị thiệt hại do mưa lớn

Phương Nga - Hoàng An |

Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 24/4, nhiều diện tích dưa hấu đang chuẩn bị cho thu hoạch tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh đã bị thiệt hại nặng nề.