Dự án đường sắt Lào-Trung Quốc đạt tiến độ tốt

Tổng hợp |

Ngày 22/6 vừa qua tại tỉnh Luang Prabang, miền Bắc Lào, Phó Thủ tướng, Trưởng ban kiểm tra T.Ư Đảng, Trưởng ban kiểm tra Chính phủ, Trưởng ban phòng chống tham nhũng T.Ư Lào, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện dự án đường sắt Lào-Trung Quốc, ông Bounthong Chitmany đã chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng dự án đường sắt Lào- Trung Quốc. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo Bộ, ngành Chính phủ, lãnh đạo tỉnh và các thành phần có liên quan.

Báo cáo tại Hội nghị, Trưởng ban quản lý dự án, ông Chantoula Phanalasy cho biết đến hết tháng 5/2020, tuyến đường sắt Lào- Trung đã đạt khoảng 89.43% tổng khối lượng công việc, nhà thầu đã hoàn thành 65/75 số hầm chui (tổng chiều dài các hầm chui là 223.6 km), hoàn thành tổng cộng 164 cầu vượt, xây dựng hơn 2.000 trụ cầu, tương đương 98.1% tổng tiến độ, lắp đặt 746 nhịp, tương đương 36.6% tổng thiết kế ban đầu.

 

Bên cạnh đó, tiến độ lắp đặt đường ray đạt gần 50km trong tổng số 409km phần dự án nối nhà ga bản Huyanamyen, quận Hadxaiphong, thủ đô Vientiane đến tỉnh Luangprabang.

Về tiến độ giai đoạn 2 của dự án đường sắt Lào- Trung phần nối nhà ga hành khách thủ đô Vientiane đến nhà ga phía Nam (khu vực Thanaleng), nhà thầu đã hoàn thành việc cắm mốc phân định đất xây dựng ga hành khách trên 150ha, cắm mốc phân định hành lang đường sắt dài 17km, cắm mốc phần nhà ga Thanaleng tại 3 vị trí, bao gồm 1) trung tâm kỹ thuật đường sắt Vientiane (57ha) 2) kho chứa hàng hóa 50ha và điểm bốc dỡ hàng hóa hiện đang trong quá trình thiết kế. Đại diện Công ty đường sắt Lào-Trung cho biết các hạng mục của dự án này dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2021 tới đây.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Công chính và Vận tải Lào, thường trực ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng tuyến đường sắt Lào- Trung Quốc, ông Bounchanh Sinthavong đã nêu bật một số thành tựu quan trọng đã đạt được gần đây nhằm thúc đẩy dự án đi đúng tiến độ, trong đó bao gồm việc tái cơ cấu bộ máy ban quản lý dự án, triển khai công tác đàm phán, giải phóng và bàn giao mặt bằng xây dựng, giải quyết các khó khăn của nhà thầu phụ, đảm bảo mục tiêu sử dụng lao động, vật liệu và phương tiện của Lào trong dự án.

Ngoài ra, Hội nghị cũng đã đưa ra thảo luận về việc sẽ sử dụng tàu điện của Trung Quốc thuộc serial mang tên Phục Hưng (EMU) để đưa vào khai thác khi tuyến đường sắt hoàn thành.

Liên quan đến vấn đề này, hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, Công ty TNHH Đường sắt Lào Trung đã tổ chức tìm kiếm đối tác cung cấp hai đoàn tàu Phục Hưng CJ20, giá trị ước tính là 148 triệu NDT, tức 20,84 triệu USD để sử dụng tại tuyến đường sắt nói trên.

Tàu Phục Hưng CJ20 có vận tốc tối đa 160km/h, do 3 công ty thuộc Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc – China Railway là CRRC Qingdao Sifang, CRRC Changchun Railway Vehicles, CRRC Tangshan Railway Vehicle hợp tác chế tạo, được đưa vào sử dụng chính thức từ năm 2019. Tại Trung Quốc, CJ20 bước đầu được đưa vào hoạt động trên 3 tuyến nội địa Bắc Kinh – Thượng Hải, Bắc Kinh – Cửu Long (Thâm Quyến, Quảng Đông) và Thượng Hải – Côn Minh (Vân Nam).

Mới đây, cũng theo thông tin từ dự án đường sắt Lào- Trung Quốc, ông Thongdaeng Sitthison, trưởng ban đánh giá tác động và bồi thường dự án ở khu vực tỉnh Luang Namtha, nơi có 16.9km đường sắt chạy qua, cho biết ban quan lý dự án đã giải ngân trên 131 tỷ LAK kể từ năm 2018 cho hơn 218/321 hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Hầu hết các gia đình đều từ chối di chuyển đến nơi tái định cư mà Chính phủ Lào xây dựng và yêu cầu được nhận tiền mặt để tự mua nhà ở vị trí theo ý thích, ông Thongdaeng cho biết.

Hiện tỉnh Luang Namtha vẫn đang tiến hành đàm phán và lên kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng cho các chủ đất nằm trong phạm vi xây dựng 2 nhà ga ở Boten và Nateuy.

Trong đó, nhà ga Boten nằm ở sát biên giới với Trung Quốc, là điểm cuối của một trong các đường hầm dài nhất thuộc dự án đường sắt-đường hầm Hữu nghị có chiều dài hơn 9km, trong đó có 7km ở lãnh thổ Trung Quốc. Nhà ga có tổng diện tích xây dựng 20 ha, là nhà ga đầu tiên của tuyến đường sắt phía Lào, có khả năng tiếp nhận 5.000 hành khách mỗi ngày.

Dự án đường sắt Lào- Trung Quốc do Chính phủ hai nước hợp tác phát triển, phía Lào nắm 30%, Trung Quốc nắm 70% cổ phần và chịu trách nhiệm đầu tư, thiết kế, xây dựng và vận hành dự án đường sắt đoạn từ cửa khẩu Boten, Bohan – Vientiane có độ dài 414 km, là một phần của tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc với ASEAN một trong các dự án trọng điểm của sáng kiến “Vành đai, Con đường”, trong đó đoạn chạy trong lãnh thổ Trung Quốc dài 508,53 km từ Ngọc Khê đến Bò Hản, Vân Nam. Dự án đường sắt Lào – Trung chủ yếu do phía Trung Quốc đầu tư xây dựng, tất cả đều áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật Trung Quốc, được khởi công tháng 12/2016 dự kiến năm 2021 sẽ khai thông toàn tuyến.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Thanh niên trẻ với quyết tâm xây dựng thương hiệu gà sạch

Thục Quyên |

Tốt nghiệp ngành Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông lâm Huế năm 2016, được một công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhận vào làm cán bộ kỹ thuật với mức lương cao nhưng cuối năm 2018, anh Nguyễn Thành Được ở thôn Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) quyết định nghỉ việc trở về quê mở trang trại chăn nuôi gà với quyết tâm xây dựng thương hiệu gà sạch của riêng mình. 

Thêm tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam với 5 nước châu Á

Ng Bích |

Theo dự kiến, tuyến cáp quang này sẽ được hoàn thành vào quý 4/2022; sẽ là một trong số những tuyến cáp quang biển có dung lượng dữ liệu đường truyền, tốc độ đường truyền Internet lớn nhất.

500 con lợn thịt đầu tiên nhập từ Thái Lan đã về Việt Nam

Công Điền |

500 con lợn thịt đầu tiên nhập khẩu từ Thái Lan đã hoàn tất thủ tục thông quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Mở cửa đón khách quốc tế trở lại: Du lịch Việt Nam cần làm gì?

M.Mai |

Không chỉ nhiều nước trên thế giới đã lên phương án mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại, mà Việt Nam cũng bắt đầu có kế hoạch để có thể "hé cửa" ở mức độ an toàn.