Giá cả hàng hóa tại Lào leo thang do dịch COVID-19

Tổng hợp |

Tính đến ngày 28/3, Lào đã xác nhận có 8 ca nhiễm COVID-19 tại nước này, trong đó có 5 ca nhiễm tại thủ đô Vientiane và 3 ca ở Luangprabang. 

Bộ Y tế Lào cũng thừa nhận khả năng các ca nhiễm virus gây ra bệnh viêm phổi sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các diễn biến của dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp tại Lào đẩy cao các lo ngại của người dân nước này về khả năng cung cấp các mặt hàng cần thiết của thị trường, bao gồm trang thiết bị y tế phòng ngừa cho đến hàng hóa tiêu dùng. Lợi dụng điều này, nhiều người đã bất chấp quy định của chính quyền và tự ý đầu cơ hàng hóa, tăng giá bán nhằm thu lợi bất chính.

Theo ghi nhận thực tế, các mặt hàng đang có nhu cầu lớn từ người tiêu dùng Lào đều bị đẩy giá lên mức cao bất thường như khẩu trang y tế (150.000-200.000 kip/hộp 50 miếng); nước rửa tay 30ml có giá thấp nhất 20.000 kip/chai; cồn sát trùng 75% có giá thấp nhất 55.000 kíp/lọ; mì gói có giá từ 45.000-55.000 kip/thùng 50 gói; cá hộp có giá 55.000-60.000 kip/pack.

Trong đó đáng chú nhất là khẩu trang y tế, hồi đầu năm giá bán mặt hàng này được Bộ Công Thương Lào quy định là chỉ được nằm ở mức 25.000 kip/hộp 50 miếng và bán lẻ 2.000 kip/miếng. Tuy nhiên, chính quyền sau đó phải thừa nhận không thể quản lý giá khẩu trang y tế trong bối cảnh thiếu hụt nặng về nguồn cung (chính phủ vừa phải nhập khẩu 2 triệu khẩu trang từ Việt Nam) và Lào gần như phải nhập khẩu hoàn toàn mặt hàng này. Vì vậy, giá bán khẩu trang y tế (bao gồm cả khẩu trang 3 lớp) được Bộ Công Thương điều chỉnh lại theo mức lợi nhuận bán buôn không quá 20% và bán lẻ không quá 10% giá nhập kể từ hôm 26/3.

Đối với mặt hàng tiêu dùng, Lào cho biết các cửa khẩu quốc tế với các nước láng giềng vẫn mở cửa đối với phương tiên lưu thông hàng tiêu dùng, thực phẩm nếu có đầy đủ giấy phép hải quan. Tuy nhiên, việc thiếu hụt mặt hàng này đang bắt đầu xuất hiện ở thành phố Vientiane bắt nguồn từ hai lý do,: người dân tăng cường tích trữ và các nhà xuất khẩu ở nước ngoài bắt đầu chuyển hướng sang cung cấp cho thị trường nội địa thay vì bán sang Lào.

Các mặt hàng thực phẩm như dầu ăn, nước mắm, mì chính, đường, xì dầu… cho đến mì gói cũng đang có mức biến động nhất định, giá rau củ quả nhập khẩu ghi nhận mức tăng từ 20-40%; giá gạo tăng 10-20%; giá thịt lợn vẫn ở mức 45.000 kip/kg thịt loại I; thịt trâu-bò cũng tăng khoảng 10% trong khi giá gia cầm mổ sẵn cũng tăng 10-15%.

Tuy nhiên chính quyền chưa xác nhận nguyên nhân đến từ việc thiếu nguồn cung thật sự hay là do sự đầu cơ hàng hóa.

Mới đây, trong thông báo mới nhất hôm 26/3, Bộ Công Thương Lào cũng tuyên bố sẽ sử dụng các biện pháp mạnh mẽ để quản lý và ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tăng giá hàng hóa trái phép để ổn định thị trường trong bối cảnh dịch covid-19 đang tiến tới các kịch bản xấu hơn ở nước này.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Lào có thêm hai ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 8

PV |

Ngày 27/3, Ủy ban đặc nhiệm về phòng chống COVID-19 của Lào tổ chức họp báo về diễn biến dịch dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Y tế Phouthone Meuangpak.

Lào khẳng định hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn lưu thông bình thường trong mùa dịch

Tổng hợp |

Trong bối cảnh người dân Lào đang có xu hướng tích trữ thực phẩm để phòng ngừa covid-19, hàng hóa tại Lào nói chung và Vientiane nói riêng đang ghi nhận thấp hơn nhu cầu thị trường.

Trung Quốc hỗ trợ Lào chống COVID-19

PV |

Ngày 26/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Lào thông báo chính phủ nước này sẽ hỗ trợ chặt chẽ với Lào để phòng chống dịch viêm phổi COVID-19.

Hàng nghìn người Việt từ Thái Lan qua tỉnh Khammuan trong giai đoạn dịch

Tổng hợp |

Ngày 26/3, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn làm việc chính phủ đã đến tỉnh Khammuan ở miền Trung để thị sát công tác phòng ngừa dịch COVID-19. Khammuan là một trong những cửa ngõ chính giữa Lào và Thái Lan, nơi những người qua lại giữa hai nước bằng cửa khẩu Hữu Nghị số 3.