Khẩu trang nhập không đạt chuẩn, Lào khuyến khích sản xuất trong nước

Tổng hợp |

Chính phủ Lào đã phê duyệt cho 7 doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án nhà máy sản xuất khẩu trang y tế để cung cấp cho nước này phòng chống dịch COVID- 19, ngoài ra, trên thị trường Lào có nhiều mặt hàng khẩu trang nhập khẩu không đạt chuẩn kháng khuẩn của Bộ Y tế.

 

Theo thông tin từ Ủy ban chuyên trách về phòng chống COVID- 19 cấp Trung ương của Lào, hiện đã có 4 trong số 7 doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy sản xuất khẩu trang và 3 đơn vị trong số này sẽ vận hành dây chuyền sản xuất ngay trong đầu tháng 5.

Trước khi xảy ra dịch COVID- 19, mặt hàng khẩu trang trên thị trường Lào hoàn toàn do nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Việt Nam và Thái Lan.

Do không có khả năng sản xuất vật tư y tế, bao gồm cả các mặt hàng cơ bản, bao gồm khẩu trang nên Lào phải nhập khẩu số lượng lớn khẩu trang y tế từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc để phục vụ cho công tác phòng dịch và cung cấp cho thị trường.

Trong giai đoạn dịch COVID- 19 bắt đầu có diễn biến phức tạp trên thế giới và khu vực, nhiều thương nhân tại Lào đã chủ động nhập lượng lớn khẩu trang y tế để cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của Bộ Công thương Lào, tình trạng tự ý tăng giá bán mặt hàng này lên nhiều lần đã xảy ra, có thời điểm ở mức 200.000 kip/hộp 50 miếng, mức giá được đẩy lên cao trong bối cảnh Lào ghi nhận nhu cầu khẩu trang y tế trên thị trường tăng đột biến, lên đến 10 lần.

Chính quyền Lào mới đây cũng cảnh báo rằng nhiều loại khẩu trang nhập khẩu lưu thông trên thị trường là sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn y tế cần thiết trong việc phòng chống dịch, có nguồn gốc không rõ ràng.

Hồi đầu tháng này, công an thành phố Vientiane cũng cho biết đã thu giữ 2.500 hộp khẩu trang không rõ nguồn gốc do một người đàn ông quốc tịch Việt Nam đang vận chuyển đi tiêu thụ trên địa bàn.

Hôm 27/4, Cục Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Bộ Y tế Lào vừa thông báo về kết quả thẩm định và phân tích chất lượng một số mẫu khẩu trang y tế và nước rửa tay lưu thông trên thị trường.

Theo đó, cơ quan này cho biết hai mặt hàng quan trọng hàng đầu trong mùa dịch COVID- 19 tại Lào ở ngoài thị trường có nhiều nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu khác nhau, trong đó có cả các sản phẩm nhập lậu từ các nguồn không rõ ràng, không đảm bảo về mặt chất lượng.

Vì vậy, các cơ quan chức năng địa phương được yêu cầu thanh tra, lập danh mục nguồn gốc, giá bán cũng như chủng loại khẩu trang y tế có trên thị trường như khẩu trang che bụi, vi khuẩn loại thường hay khẩu trang có tác dụng trong việc phòng chống COVID- 19. Đồng thời, Bộ Y tế cũng chỉ cho phép lưu hành các loại nước rửa tay dùng trong việc sát khuẩn phải có độ cồn trên 70 độ, những loại không đủ tiêu chuẩn sẽ bị cơ quan chức năng thu giữ.

Đáng chú ý, trong danh sách đính kèm về các mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay không đạt tiêu chuẩn về phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế Lào đưa ra, chiếm đa số trong đó là các nhãn hiệu có xuất xứ từ Việt Nam. Bộ Y tế Lào cho biết các loại khẩu trang này chỉ có thể sử dụng để “ngăn ngừa bụi hoặc sử dụng tại khu vực không có nguy cơ lây nhiễm hoặc nơi không có trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19”.

Chính phủ Lào đang kỳ vọng các doanh nghiệp được cấp phép sản xuất khẩu trang tại nước này sớm đi vào hoạt động và cung cấp đủ nhu cầu thị trường, giúp Lào giảm lệ thuộc vào nhập khẩu.

 
 

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1/5

Đức Tuân |

Ngày 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL, vựa lúa của cả nước, các tập đoàn, tổng công ty lương thực lớn, một số bộ, ngành.

Thái Lan sẽ ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài vô thời hạn

PV |

Truyền thông sở tại ngày 28/4 cho biết, Bộ Lao động Thái Lan sẽ ngừng vô thời hạn việc nhập cảnh của lao động nước ngoài nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, sau khi có thông tin về 42 ca nhiễm trong những lao động di cư bất hợp pháp ở tỉnh Songkhla giáp với Malaysia.

Dịch COVID-19: Số ca mắc và tử vong tiếp tục tăng tại các nước châu Á

Ngọc Quang- Nguyễn Hằng |

Singapore vẫn là một trong những nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất châu Á; Philippines, Malaysia và Indonesia và Ấn Độ cũng tiếp tục phát hiện các ca bệnh mới trong 24 giờ qua.

Tiếp tục không có người nhiễm mới COVID- 19, tất cả người nhập cảnh vào Lào sẽ được cách ly tập trung

Tổng hợp |

Trong họp báo chiều nay ngày 24/4, Bộ Y tế Lào cho biết đã thực hiện tổng cộng 83 mẫu xét nghiệm trong ngày 23/4, chủ yếu là lao động Lào trở về từ Thái Lan. Tất cả đều không ghi nhận trường hợp nào dương tính, tiếp tục duy trì con số bệnh nhân COVID- 19 tại Lào là 19 trong ngày thứ 12 liên tục.