44 năm mới làm xong đám cưới

Minh Hà |

Câu chuyện xảy ra với hơn 65 ngàn đồng bào dân tộc Vân Kiều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Khi chúng tôi đến đây, mắt thấy, tai nghe hành trình dài của cuộc hôn nhân mới thấy những thứ quý giá được gọi là hạnh phúc của đời sống vợ chồng trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Chiếm 10% dân số tỉnh Quảng Trị, người Vân Kiều hàng ngàn đời nay vẫn duy trì nét truyền thống văn hóa độc đáo trong đám cưới. Đây là một nét đẹp trong đời sống hôn nhân gia đình mà chúng tôi được chứng kiến. Khi những đôi trai gái đến tuổi trưởng thành. muốn dòng họ công nhận là vợ chồng, người Vân Kiều Quảng Trị phải trải qua hai lần cưới. Theo tục cưới hỏi của người Vân Kiều hai lần cưới được tổ chức gọi chung là “Râng”. Lần cưới thứ nhất (Etla cuôi) khi đôi trai gái lớn khôn, đã tìm thấy người mình “ưng bụng”, họ ra mắt đại diện hai bên gia đình đó là ông cậu rồi tổ chức đám cưới. Lần cưới này tùy theo hoàn cảnh kinh tế hai bên gia đình có thể tổ chức đơn sơ hoặc tổ chức trọng thể, linh đình rồi hai người về sống chung với nhau. Đám cưới lần thứ hai (Col) không hạn định, có thể một thời gian ngắn sau đó, cũng có thể một vài năm, có trường hợp đến vài chục năm, cũng có người đến chết vẫn chưa làm xong đám cưới. Col được tổ chức thường lớn hơn Etla cuôi. Khách khứa cũng đông đúc hơn vì lúc này đôi vợ chồng thường đã có con cháu sum vầy.

Bốn mươi bốn năm mới làm xong đám cưới

Vợ chồng Vỗ Lịch và Mụn Két sau 44 năm mới làm xong đám cưới.
Vợ chồng Vỗ Lịch và Mụn Két sau 44 năm mới làm xong đám cưới.

Đôi vợ chồng có tên là Hồ Kêng (tức Vỗ Lịch) 60 tuổi và Hồ Két (tức Mụn Két) 55 tuổi ở tại thôn Pa Hy, xã Tà Long (huyện Đakrông, Quảng Trị) cưới nhau lần thứ nhất vào năm 1970. Giờ đây con cái Vỗ Lịch và Mụn Két đã lập gia đình hết rồi, có con cháu đề huề thì ông bà mới tổ chức đám cưới vào tháng 3 năm 2014. Vỗ Lịch vui vẻ kể chuyện với chúng tôi “bốn mươi bốn năm mới làm xong đám cưới, hồi đó chúng tôi lấy nhau còn chiến tranh, đám cưới chỉ làm cho có lễ, giờ đời sống khá hơn, có của cải hơn chúng tôi làm đám cưới lớn để hai bên gia đình công nhận chúng tôi là vợ chồng chính thức”.

Vợ chồng Hồ Văn Chương (sinh năm 1948) và Hồ Thị Hồng (sinh năm 1962) cũng trú tại thôn Pa Hy, xã Tà Long làm đám cưới đầu tiên vào năm 1993 đến năm 2012 mới tổ chức cưới lại. Trong ngôi nhà lá đơn sơ của mình bên đồng lúa phía chân đồi xanh thẩm, ông Chương và bà Hồng ngồi tựa vai nhau kể chuyện với chúng tôi. Ông Chương là cựu chiến binh chống Mỹ, đi đánh giặc miết đến ngày trở về cưới vợ ông đã bước sang tuổi 45. Người mà ông yêu thương vẫn chờ đợi ông ngày chiến thắng trở về. Theo ông Chương, cưới lần thứ hai là lúc để gia đình hai bên công nhận vợ chồng, cũng là dịp báo cáo với gia đình hai bên tình hình đời sống vợ chồng. Đám cưới lần hai được tổ chức tại nhà người vợ, khi gia đình người chồng đã thấy điều kiện kinh tế gia đình mình có đủ để sắm lễ vật (lễ vật lớn là 01 con trâu nhưng thường là 01 con lợn, 01 con dê, 05 con gà kèm một số lễ vật như rượu, nếp và một ít tiền) họ nhà chồng thông báo với họ nhà vợ rồi đám cưới được tổ chức. Sáng sớm, dòng họ nhà trai cùng con cháu mang theo những lễ vật đã sắm sửa đầy đủ rồi cùng dắt nhau đến nhà gái. Tại đây, đám cưới được diễn ra thường là hai ngày, có khi đến ba ngày. Hai bên dòng họ cùng làm lễ, mọi người uống rượu chúc mừng cho đôi vợ chồng được sống hạnh phúc. Lần cưới này cũng là lần chú rễ được công nhận là “con rễ chính thức”.

Cưới hai lần và sự duy trì của cuộc sống hạnh phúc:

Vợ chồng Hồ Văn Chương và Hồ Thị Hồng sống hạnh phúc bên nhau với tục “Râng”.
Vợ chồng Hồ Văn Chương và Hồ Thị Hồng sống hạnh phúc bên nhau với tục “Râng”.

Tục “Râng” nó không những là nét đẹp trong cưới xin của người dân tộc Vân Kiều. Lễ Col thường diễn ra sau Etl cuôi khá lâu nên đó là thời gian để đôi vợ chồng duy trì hạnh phúc. Thường cưới lần hai là lúc người chồng báo cáo với gia đình bên vợ về sự chăm sóc của người chồng đối với người vợ, đối với các con và ngược lại nghĩa vụ của người vợ trong việc chăm sóc gia đình, chồng con. Do đó những đôi vợ chồng nhớ lấy ngày Col để sống tốt với nhau, gia đình sống tốt với nhau để khỏi chịu sự chê bai, phán xét, quở trách của hai phía gia đình. Xa hơn nữa, nhờ tục “Râng” thông gia hai bên cũng có mối quan hệ tốt với nhau, tục “Râng” cũng cho thấy rằng đó là sự mong mõi của gia đình hai bên cho con cháu của họ có được tình yêu, có được cuộc sống khấm khá dưới một mái nhà, là sự thể hiện mối thông gia tốt đẹp trong cuộc sống của cộng đồng đồng bào dân tộc Vân Kiều trên địa bàn Quảng Trị.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Hồ Thị Kim Cúc - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông nói rằng “ Râng là truyền thống tốt đẹp đó dân tộc Vân Kiều vẫn gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Râng đã giúp các đôi vợ chồng ý thức duy trì hạnh phúc lứa đôi, bất cứ đôi vợ chồng người Vân Kiều nào cũng đều trãi qua hai lần cưới. Nếu chưa tổ chức được hai lần cưới thì dù có chết đi giữa người chồng và người vợ vẫn chưa thể được coi là vợ chồng. Râng cũng có thể tổ chức tập thể, với hình thức tổ chức này đám cưới sẽ linh đình hơn”

TAGS

Thầy giáo của sức khỏe

Hoàng Hải |

Được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, được rèn luyện kĩ năng chăm sóc cho bản thân mình, ứng phó với những biến đổi khí hậu, cách đấu tranh để chiến thắng và nhất là phòng ngừa bệnh tật đối với vùng hay có nguy cơ dịch bệnh, sốt rét, các bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp... đều được cung cấp kĩ năng để phòng ngừa. Tất cả những việc làm đó cho 740 em học sinh của Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở A Vao ( xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đang tiến tới xu thế xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước.

Nặng lòng với bệnh nhi

Hoàng Tiến |

45 tuổi, không còn trẻ cho những việc được cho là bắt đầu. Nhưng họa sĩ Trương Đình Dung lại bắt đầu với rất nhiều việc gắn liền người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Gần đây, anh thực hiện việc gắn tranh lên tường cho bệnh nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ngắm. Họa sĩ nói: “Đã có tình thương thì không bao giờ muộn”.

Họ đã yêu nước theo cách của mình

YMS |

Đất nước đang bước vào cuộc chiến. Một cuộc chiến thực sự, trên mọi mặt trận. Cả xã hội đang huy động mọi nguồn lực để “đương đầu” với dịch.

Những chia sẻ từ bệnh nhân chiến thắng ung thư vú

Lưu Hường |

Không may mắc căn bệnh ung thư vú, chị Vũ Thị Lan Hương đã vượt qua một chặng đường dài gian nan để chiến thắng bệnh tật và rút ra được những kinh nghiệm từ bản thân.