Nhiều địa phương ở Quảng Trị trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính

Lâm Hạnh |

Sâm Bố Chính là một loài thực vật có hoa, thuộc họ cẩm quỳ, là loại sâm hoang dã bản địa của Việt Nam. 

Sở dĩ có tên gọi Bố Chính vì cây sâm này được phát hiện và sử dụng làm dược liệu đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là vùng Bố Trạch, Quảng Bình). Sâm Bố Chính có dược tính rất cao, tương đương nhân sâm Hàn Quốc.Trước đây, sâm Bố Chính phân bố ở nhiều vùng thuộc miền Trung nhưng do thời gian, lịch sử, loài cây này càng trở nên quý hiếm. Nhận thấy giá trị của loại cây này có thể mở ra một hướng phát triển kinh tế, từ cuối năm 2018 tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ và sau đó nhóm nông dân xã Gio An, Gio Linh, Quảng Trị đã mạnh dạn trồng thí điểm loại cây này. Đây cũng là cơ sở để Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các dự án nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng và hiệu quả kinh tế hướng đến việc nhân rộng mô hình một cách hiệu quả tại Quảng Trị.

 
Tại xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ, cây sâm Bố chính được trồng thí điểm trêm một số diện tích trước đây trồng Cao su đã hết tuổi khai thác. 

Gia đình anh Lê Hoài Phú ở thôn Phương An 2 xã Cam Nghĩa, Cam Lộ, Quảng Trị là một trong những hộ được chọn tham gia dự án nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng và hiệu quả kinh tế  hướng đến việc nhân rộng mô hình một cách hiệu quả tại Quảng Trị.Trên diện tích đất hơn 0,7 ha, gia đình anh bắt đầu trồng sâm Bố Chính  từ tháng 11 năm 2019 với  sự hỗ trợ  của Sở Khoa học và Công nghệ ( KH &CN) Quảng Trị. Toàn bộ quá trình chăm sóc, cây sâm Bố Chính được nhóm hộ trồng theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học.

Để đánh giá chính xác về khả năng thích ứng và hiệu quả kinh tế của cây sâm Bố Chính, nhằm hoàn thiện các quy trình kỹ thuật khuyến cáo nhân rộng mô hình trong thời gian tới, từ tháng 5/2019 đến tháng 07/2019, Sở KH&CN đã có Quyết định phê duyệt 03 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở để nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính tại những tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau: Trên vùng gò đồi huyện Triệu Phong, Cam Lộ và  vùng đất màu bãi bồi ven sông xã Triệu Nguyên huyện Đakrông nhằm ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong trồng, chăm sóc, hoàn thiện quy trình, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, bền vững phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Tại xã Triệu Ái huyện Triệu Phong, xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ; xã Triệu Nguyên huyện Đakrông, mô hình trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và trồng cùng với diện tích 1000m2. Quá trình thực hiện đã tiến hành: thu thập, đánh giá điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng vùng thực hiện dự án; phân tích các chỉ số lý, hóa của đất, nước tưới; nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh. Bước đầu đánh giá các điều kiện đảm bảo để thực hiện mô hình.

Theo Ông Tạ Sáu, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN mặc dù các vườn sâm Bố Chính phát triển rất tốt nhưng hiện nay, do điều kiện thời tiết nên đã xuất hiện sâu bệnh khá nhiều. Vì vậy, Sở Khoa học và Công Nghệ tập trung nghiên cứu để xử lý và rút ra cơ chế phòng trị bệnh cho cây sâm Bố Chính về lâu dài.

 
Anh Lê Hoài Phú cho biết: trồng sâm Bố chính cũng gần giống với các loại cây nông nghiệp khác. Tuy nhiên, loại cây này mẫn cảm với thời tiết nên dễ bị sâu bệnh 

Với việc đưa loại dược liệu này trồng thử nghiệm nhằm đa dạng hóa các loại cây con trên địa bàn tiến tới thay thế các loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, giúp xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho người nông dân góp phân xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây là loại cây cần đầu tư khá lớn vì vậy khi trồng người dân cần tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng và quy hoạch vùng sản xuất để tránh được sự rủi ro.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà máy điện gió Liên Lập

Phan Văn Hiệp |

Ngày 13/2/2020, UBND huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cho biết đang chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp, thúc đẩy triển khai dự án điện gió Liên Lập đúng tiến độ.

Quản lý nhãn hiệu sau khi được công nhận

Trần Cát Linh |

Nghề sản xuất các sản phẩm gắn liền với tên địa danh đang thu hút một lượng lao động khá đông trong khu vực nông thôn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gắn với địa danh, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã xác lập nhãn hiệu cho nhiều nông sản mang tính đặc trưng của vùng sản xuất và bước đầu phát huy được giá trị thương hiệu. 

Nhận chuyển giao kỹ thuật trong điều trị ung thư phổi ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị

Phương Thảo |

Với mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực khám, chữa bệnh thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật giúp người dân nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cắt thùy phổi phải trong ung thư phổi của Bệnh viện Trung ương Huế.

25 năm quan hệ Việt – Mỹ: Sức mạnh của hoà giải và lòng tin

VÂN ANH (THỰC HIỆN) |

Trò chuyện đầu xuân với Lao Động, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink nhắc đến chuyến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn của ông như một biểu tượng của sự hoà giải và khẳng định điều phi thường nhất Việt Nam và Mỹ đã làm được trong 25 năm qua là xây dựng được lòng tin để củng cố mối quan hệ đối tác này.