Đoàn Văn Linh- Người kỹ sư của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Đạo Thiện |

Với mô hình phát triển các tổ hợp tác trồng cây dược liệu; hướng dẫn sản xuất tinh dầu Hợp tác xã Vanpa do anh Đoàn Văn Linh, làm Giám đốc đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở huyện Đakrông (Quảng Trị), và đặc biệt hơn đã hướng cho bà con tiếp cận với những tiến bộ khoa học và quy trình sản xuất mới trong phát triển kinh tế thị trường.

Anh Đoàn Văn Linh kiếm tra cây sả nguyên liệu
Anh Đoàn Văn Linh kiếm tra cây sả nguyên liệu

Sau nhiều năm lăn lộn cùng người đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô tại huyện miền núi Đakrông, nhận thấy ở đây mặc dù khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn nhưng lại phù hợp cho các loại cây dược liệu, có khả năng chiết xuất ra tinh dầu có hàm lượng tốt. Để khai thác tiềm năng, lợi thế này, kỹ sư Đoàn Văn Linh đã đứng ra thành lập HTX Vanpa tại thôn 5, xã Ba Lòng, huyện Đakrông với 24 thành viên, trong đó có 20 thành viên là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Hoạt động của HTX theo theo mô hình kiểu mới, hướng vào sản xuất, kinh doanh phát triển cây dược liệu có giá trị cao; sản xuất nguyên liệu và gia công chế biến tinh dầu nguyên chất, các sản phẩm từ tinh dầu phục vụ thị trường dược liệu trong và ngoài nước. Với sự nỗ lực của mình, sau 3 năm hoạt động HTX đã liên kết tới 55 hộ trồng 4 loại cây chính là sả, hương nhu, gừng và nghệ với tổng diện tích gần 35 ha tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa. Ngoài ra còn có 5 hộ thuộc xã Gio Hòa, huyện Gio Linh cũng tham gia liên kết trồng 7 ha. Anh Đoàn Văn Linh, Giám đốc HTX Vanpa - Đakrông cho biết: “ Sở dĩ tôi không chọn nơi thành lập HTX là ở đồng bằng hay đô thị, mà lại chọn ở huyện miền núi Đakrông vì tôi muốn góp một phần mình vào giúp bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô có thêm công ăn việc làm, và muốn hướng họ tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học và sản xuất. Mặt khác, thành lập HTX ở vùng núi cũng là hướng đi phù hợp trong chiến lược sản xuất đồng đều giữa các khu vực miền xuôi và miền ngược...”.

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đakrông đang chăm sóc cây dược liệu của HTX Vanpa
Bà con đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đakrông đang chăm sóc cây dược liệu của HTX Vanpa

Theo anh Linh: HTX Vanpa còn được gọi là “HTX đồng bào” bởi Vanpa là tên viết tắt giữa 2 từ Vân Kiều và Pa Cô, 2 dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Tây Quảng Trị. Thông qua HTX Vanpa, anh Linh muốn tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô tham gia mô hình kinh tế tập thể, phát triển các tổ hợp tác trồng cây dược liệu vệ tinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây của tỉnh Quảng Trị, cùng chia sẻ lợi ích kinh tế với HTX. Đặc biệt, với việc tham gia vào HTX, lần đầu tiên đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi thoát ra khỏi hình thức sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình chuyển sang hình thức hợp tác, cùng nhau phân công lao động, sản xuất với quy mô lớn. Hiện nay, HTX Vanpa đang trồng 4 loại cây chính là sả, hương nhu, gừng và nghệ theo hướng HTX cung cấp miễn phí cây giống và hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch… cho bà con trong liên kết sản xuất; bà con dùng diện tích đất trồng của mình để làm đối ứng, tự chăm sóc bảo quản cây dược liệu rồi bán lại sản phẩm cho HTX. Đơn cử như với mô hình trồng cây hương nhu ở xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, nếu chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch từ 3 – 5 vụ/năm và thu hoạch liên tục từ 5 – 7 năm với năng suất bình quân 40 tấn/ha/năm. Với giá thu mua của HTX là 1.000 đồng/kg thì bình quân 1 ha trồng hương nhu cho thu nhập ổn định từ 40 triệu đồng/ha trở lên.Ông Hồ Xuân Hoàng, Chủ tịch UBND xã Ba Lòng huyện Đakrông cho biết thêm: “ HTX Vanpa của anh Linh đã tạo ra được sản phẩm, và sản phẩm đó sản xuất theo một vùng, qua đó để bà con có công ăn việc làm ổn định và tiếp cận được với các phương pháp sản xuất mới, hiện đại hơn. Và sau 3 năm thực hiện thì HTX Vanpa đã hoạt động rất hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở xã chúng tôi...”.

Ông Hồ Văn Đăng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đakrông nhấn mạnh: “ Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Đakrong, đến nay HTX Vanpa đã dần đi vào ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đem lại hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện nói chung. Đặc biệt anh Linh, là một kỹ sư trẻ, nhưng rất năng động và dám nghĩ dám làm, anh đã vận dụng rất tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số Vân kiều, Pa cô có cơ hội tiếp cận với những phương thức sản xuất hiện đại hơn...”.

Có thể nói, với sự nỗ lực của mình, kỹ sư Đoàn Văn Linh, Giám đốc HTX Vanpa đã thổi luồng gió mới vào sản xuất nông nghiệp tại các địa phương vùng miền núi phía Tây của tỉnh. Đây cũng là mô hình kinh tế tập thể hiệu quả đầu tiên của huyện Đakrông, mở ra triển vọng tốt đẹp, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Nặng lòng với bệnh nhi

Hoàng Tiến |

45 tuổi, không còn trẻ cho những việc được cho là bắt đầu. Nhưng họa sĩ Trương Đình Dung lại bắt đầu với rất nhiều việc gắn liền người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Gần đây, anh thực hiện việc gắn tranh lên tường cho bệnh nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ngắm. Họa sĩ nói: “Đã có tình thương thì không bao giờ muộn”.

Họ đã yêu nước theo cách của mình

YMS |

Đất nước đang bước vào cuộc chiến. Một cuộc chiến thực sự, trên mọi mặt trận. Cả xã hội đang huy động mọi nguồn lực để “đương đầu” với dịch.

Hậu phương của những điểm cách ly phòng COVID-19 ở biên giới Việt – Lào

Hưng Thơ |

Kể từ lúc các điểm cách ly tập trung phòng dịch COVID-19 ở vùng biên giới Việt Lào tại huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) được dựng lên, không ít người dân, đoàn viên thanh niên, giáo viên... đã góp thực phẩm, tiền bạc, công sức để hỗ trợ cho lực lượng làm công tác phòng dịch và người được cách ly. 

Người cao tuổi huyện Vĩnh Linh hiến gần 60 ngàn m2 đất xây dựng NTM

Nguyễn Trang |

Với gần 16,8 ngàn hội viên sinh hoạt trong 149 chi hội, các cấp Hội Người cao tuổi huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) luôn chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép hiệu quả nội dung hoạt động của tổ chức hội với tích cực hưởng ứng nhiều phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động lớn do Trung ương Hội, địa phương phát động, đặc biệt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh”.