Bài dự thi "Ký ức Khe Sanh" (Kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, 9/7/1968 - 9/7/2023)

Người lặng thầm gieo chữ trên đỉnh Trường Sơn: Kỳ II: Tất cả vì học sinh

Nguyễn Thị Hải |

Bởi tôi biết thầy luôn là người thầy có trái tim hồng, thầy lúc nào cũng nói rằng: “Chỉ có yêu thương để lại đời, cho đi để nhận lại niềm vui”.

Thầy không chỉ quan tâm đến việc dạy và học trong nhà trường. Thầy rất có duyên khi kết nối với các nhà hảo tâm để giúp đỡ các em học sinh có những hoàn cảnh khó khăn để nâng bước chân em đến trường.

 
 Thầy Trọng mang cơm cho Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Miết

Bởi tôi biết thầy luôn là người thầy có trái tim hồng, thầy lúc nào cũng nói rằng: “Chỉ có yêu thương để lại đời, cho đi để nhận lại niềm vui”. Tại thôn Chênh Vênh xã Hướng Phùng, có 4 anh em mồ côi (Nội, Nam, Hà, My ) và 3 chị em mồ côi con chị Bắt. Tại thôn Mãi Lai – Pun, xã Hướng Phùng, thầy tổ chức nhận chăm sóc và phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng Hồ Thị Miết, tổ chức “Bữa cơm tình mẹ” để giáo viên trong trường mang cơm một tuần 2 lần đến chăm sóc Mẹ.

Tại thôn Cheng, thầy kêu gọi giúp đỡ em Hồ Anh Quân (đã mất) vì căn bệnh ưng thư tủy sống. Thầy cũng đã kết nối với các nhà tài trợ để trao học bổng cho 3 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập: Hải Yến, Văn Thiên và Hồ Thị Nao. Và còn nữa, thầy đã kêu gọi các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước để giúp đỡ nhiều học sinh, gia đình học sinh. Thầy chỉ muốn không ai bị bỏ lại phía sau, tất cả các em học sinh đều được đến trường, đều được học hành đầy đủ để sau này trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng bản làng ngày một tươi mới hơn.

Anh Hồ Văn Pan, là phụ huynh người Vân Kiều có 4 người con lần lượt học ở Trường Tiểu học Hướng Phùng, anh tâm sự về thầy Trọng “so với những năm trước đây, trường bây giờ khác hơn rất nhiều. Từ cảnh quan môi trường đến cơ sở vật chất, khi thầy Trọng đến công tác và làm những điều tốt đẹp nhất cho học sinh và phụ huynh thì chúng tôi rất phấn khởi. Tôi thấy học sinh đứa nào cũng thích đi học khi được thầy quan tâm, hỗ trợ. Tôi và phụ huynh, học sinh Hướng Phùng thầm cảm ơn thầy Trọng rất nhiều với những gì thầy đã dành cho ngôi trường và mảnh đất Hướng Phùng, để con em người Vân Kiều được học hành, giáo dục tốt.

Học trò thành công là món quà lớn nhất với thầy Trọng. Thầy mỉm cười khi nhớ về những học trò mà thầy từng hướng dẫn làm hồ sơ học bổng, nhận quà của các nhà hảo tâm: "Thiệt tình những em tôi giới thiệu, em nào cũng nghèo, mồ côi và học giỏi. Tôi biết rõ tiêu chí xét tuyển học bổng "Nâng bước chân em đến trường" nên cũng cân đo đong đếm lắm. Chọn em này, bỏ em kia, tôi trằn trọc không ngủ được. Em nào "bị bỏ", tôi tìm cách xin những nguồn khác hỗ trợ". "Tôi luôn nói với các em, sự tiếp sức nào cũng có giới hạn, ngoài kia còn rất nhiều bạn nghèo khó. Bằng mọi cách các em phải vượt khó vươn lên. Bỏ cuộc là phụ tấm lòng của mọi người. May sao từ đó đến nay, chưa có em nào tôi giới thiệu cho học bổng bỏ học giữa chừng", thầy Trọng trải lòng.

Tình thương dành cho trò là điều thấy rõ ở thầy Trọng. Không phải đến khi các em tốt nghiệp tiểu học thầy mới đi tìm hiểu gia cảnh, mà từ khi các em học lớp 1 thầy đã "thuộc lòng" từng trường hợp. Có những cô, cậu học trò nghèo đã trở thành niềm cảm hứng và là động lực để thầy quyết tâm “cháy” hết mình với công việc đã chọn lựa.

Một ngày của thầy Trọng không kết thúc trên bục giảng mà kết thúc trên những nẻo đường tìm đến với học sinh. Mỗi ngày đến trường là thầy luôn cố gắng từng phút, từng giờ, luôn dành cả tâm huyết của mình cho học trò. Thầy luôn bước đi nhanh hơn bởi trong thầy lúc này có thêm nhiều động lực để tiến về phía trước.

Cái tình yêu, nhiệt huyết và đam mê thầy dành cho các em học sinh ở nơi đây rực sáng lên theo ánh mặt trời buổi bình minh nhô cao lên sau ngọn núi phía chân trời xa để tỏa sáng cả bầu trời nơi quê hương thứ hai của thầy. Có lần thầy tâm sự với tôi: “Khi làm nghề giáo, chỉ cần chúng ta chọn phía trước là học sinh, thì thầy tin lúc nào chúng ta cũng sẽ thành công”. Tôi biết, thầy luôn đi về phía mặt trời, nơi những mầm xanh đang chờ ánh nắng ban mai để vươn lên.

Mặc dù, thầy chuyển qua công tác tại Trường TH và THCS A Xing mới gần 2 năm nhưng chúng tôi đều cảm nhận được sự đổi thay, sự “lột xác” của ngôi trường này. Sau 9 năm gắn bó với tuyến Bắc Hướng Hóa, trong giây phút quyết định đi hay ở, ở hay về, thầy lại thêm một lần táo bạo nữa mà không ai nghĩ đến, là thầy không về xuôi mà lại ngược lối rẽ về tuyến Nam, bởi thầy vẫn còn nhiều duyên nợ với miền núi Hướng Hóa.

 
 Thầy Trọng cùng học sinh trong buổi ngoại khóa về lịch sử ở nhà Ăm Thí

Tại ngồi trường mới này, những sáng kiến như biến ngôi nhà Ăm Thí, nơi lưu giữ chiếc áo vua ban- “Vân phụng tiên y” ở xã Lìa trở thành địa chỉ đỏ để học sinh hoạt động ngoại khoá lịch sử một cách trực quan; xây dựng “Con đường sách” với chủ đề “Đường sách biên cương”; xây dựng con đường hoa dã quỳ; ra mắt Câu lạc bộ dân ca Vân Kiều, Pa Kô... và hàng loạt sự kiện khác mang đậm tính sáng tạo của thầy tại một ngôi trường vùng sâu, xa với nhiều kiện điện khó khăn. Điều đó được học sinh, phụ huynh và người dân hưởng ứng, khen ngợi.

Với mong muốn được tiếp tục cống hiến cho giáo dục miền núi. Đến đây, thầy không ngừng sáng tạo đổi mới để mang đến một môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh, thầy đến đây như một làn gió mới thổi vào tâm hồn các em nhiều điều mới mẻ, mà có lẽ cái gì cũng “lần đầu tiên” đối với các em, lần đầu tiên được thấy, lần đầu tiên được làm…..

Chặng đường gần 30 năm gắn bó với huyện miền núi Hướng Hóa, giờ đây nhìn lại với những điều mình đã làm được chọn học sinh, cho mảnh đất này. Thầy lặng lẽ cười thật tươi như bông hoa của núi rừng vươn lên trong núi đá tỏa hương thơm ngát hòa quyện trong màn sương mù mờ ảo của mảnh đất Khe Sanh hiền hòa.

Thầy Trọng tâm sự: "Ngày nào còn công tác tại trường, tôi nguyện hết sức mình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho học sinh được đến trường tiếp cận với tri thức. Niềm vui được đến trường của các em là niềm vui của đội ngũ giáo viên chúng tôi". Mảnh đất Hướng Hóa đã in dấu chân người thầy, trên mọi rẻo cao đến từng bản làng, gõ từng nhà học sinh để mong các em đến trường.

Đến bây giờ, nếu ai đó đã từng nói: “Mỗi thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”. Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi lại nghĩ đến người thầy lặng thầm gieo chữ, sáng tạo những mô hình giáo dục mới trên đỉnh Trường Sơn heo hút- Nguyễn Mai Trọng

 
 Thầy Nguyễn Mai Trọng cùng lãnh đạo Phòng GD – ĐT huyện Hướng Hoá và các đồng chí Đồn Biên phòng Thanh trong ngày hội “Đường sách biên cương”

Với những kết quả đạt được trong sự nghiệp “trồng người”, thầy Trọng đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hoá. Bên cạnh đó Thầy còn là sự tin yêu của các bậc phụ huynh, học sinh, các đồng nghiệp.

Khi nhắc đến thầy Trọng – một tấm gương sáng của giáo dục vùng cao, một lãnh đạo phòng GD – ĐT huyện Hướng Hoá đã chia sẻ: “Người hiệu trưởng được ví như linh hồn của ngôi trường. Có được một người hiệu trưởng vừa tài giỏi, vừa tâm lí, ngôi trường sẽ giống như một gia đình đầm ấm. Với tâm huyết và trách nhiệm của mình, tôi tin chắc rằng thầy sẽ đưa con thuyền giáo dục của một trường vùng cao vươn xa hơn nữa, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục của một xã đã từng là vùng sâu của huyện ngày càng phát triển.

Chính sự tận tâm, lòng yêu nghề và trên tất cả những điều đó là tình yêu thương của thầy dành cho các em học sinh nghèo nơi vùng cao này, thầy luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và các thế hệ học sinh noi theo. Người thầy giáo gần 30 năm thương học trò nghèo, chăm chút từng yêu thương. Thầy mãi là bông hoa của vùng núi đá Hướng Hóa, góp phần đổi mới giáo dục huyện nhà.

Hướng tới Kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hoá (09/7/1968-09/7/2023), Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị tổ chức Cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh".

* Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày phát động cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh" (ngày 05/5/2023) đến hết ngày 05/7/2023. Chi tiết: http://xanhx.vn/tin-tuc-noi-bat/to-chuc-cuoc-thi-viet-ky-uc-khe-sanh-23723.html

TAGS

Người lặng thầm gieo chữ trên đỉnh Trường Sơn: Kỳ I: "Thắp lửa tâm hồn" cho trẻ vùng cao

Nguyễn Thị Hải |

Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn. Câu nói đó quả thực rất đúng với thầy Nguyễn Mai Trọng - Hiệu trưởng Trường TH và THCS A Xing (xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). 

Đất lạ hoá quê hương: Kỳ II: Huyện miền núi kiểu mẫu trên EWEC

Lâm Hạnh |

Năm 2017, kỷ niệm 40 năm đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn  về thăm Hướng Hóa, tôi và nhóm tác giả của Đài PTTH Quảng Trị đã ngược lên miền Tây để thực hiện phim tài liệu “Huyện miền núi kiểu mẫu trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC)”. Khi thực hiện phim tài liệu này, chúng tôi có điều kiện để ngược dòng ký ức của rất nhiều người, rất nhiều nhân vật.

Đất lạ hoá quê hương: Kỳ I: Những dấu chân đầu tiên ở vùng đất hứa

Lâm Hạnh |

“Nghề báo được xem là nghề rất vất vả, nặng nhọc bởi vừa phải phản ánh thông tin vừa phải liên tục trau dồi kiến thức để có đủ năng lực đánh giá thông tin, hiện tượng từ đó có tác phẩm báo chí tốt nhất phục vụ bạn đọc. Bên cạnh tình yêu nghề, còn phải có một trái tim “nặng lòng” với nơi chôn nhau cắt rốn, với xử sở bởi dù làm báo là công việc không bị giới hạn bởi biên giới, lãnh thổ nhưng nhà báo nào cũng có quê hương - nơi nhớ thương để đi về” (Nhà báo Đoàn Phương Nam- TBT Tạp chí Cửa Việt)  

Lao Bảo- một vùng biên cương mở

Nguyễn Hữu Quý |

Có lẽ, khi Chúa Nguyễn Phúc Nguyên ban lệnh lập dinh Ai Lao trấn giữ miền cương vực tây Quảng Trị vào năm 1622 chắc Ngài chưa hình dung được sự sầm uất của Lao Bảo mai sau.

Sử thi ở Miền mây trắng: Kỳ II: Hoa thơm Miền mây trắng

Phạm Xuân Hùng |

Những câu thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc nhớ chúng ta về một trang sử khác, trang sử Chiến thắng Đường 9 – Khe Sanh. 

Sử thi ở Miền mây trắng: Kỳ I: Những nốt trầm ký ức

Phạm Xuân Hùng |

Ký ức của tôi về lại ngày xưa cũ. Ngày tôi lần đầu đến với Khe Sanh, quả thật đó không phải là mảnh ký ức ngọt ngào.

Khe Sanh- Hướng Hóa: Vẫn là từ khóa hôm nay

Phạm Xuân Dũng |

Liên quan đến chiến tranh Việt Nam vừa qua thì có lẽ Khe Sanh là một trong những địa danh hàng đầu từng ám ảnh nước Mỹ, kể cả khi chiến cuộc Khe Sanh năm 1968 đã lùi vào quá khứ. Một ám ảnh từ "Hội chứng Việt Nam".

Thầy giáo biên phòng vùng cao

Hồ Thanh Thoan |

Mặc dù công việc khá vất vả, nhọc nhằn nhưng vì sự nỗ lực và quyết tâm của bà con, chị em lớn tuổi không quản đêm hôm, tối trời, mưa hay nắng vẫn chẳng chùn bước, ngại ngùng và hổ thẹn để được đến lớp theo học đã làm cho anh rất vui và hạnh phúc trong những lần đứng trên bục giảng.

Bồi đắp tình yêu đất nước qua "Tiết học biên giới"

Lê Thị Thu Thanh |

Quảng Trị có chung đường biên giới với hai tỉnh Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào dài 179,345 km (gồm biên giới trên sông, suối và trên bộ), gồm 17 xã, thị trấn thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông, với 62 vị trí/ 68 cột mốc quốc giới, 23 vị trí/ 35 cọc dấu.