Sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh chương trình OCOP tại các huyện miền núi

Lê An |

Qua hơn 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần quan trọng vào thay đổi tư duy sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực phát triển các sản phẩm đặc trưng, độc đáo theo hướng chuyên sâu.

Tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Lê An |

Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là cách nhanh nhất đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng ở trong nước và nước ngoài, thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tích cực đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Nâng cao kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Trần Cát Linh |

Thực hiện Kế hoạch số 5883/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh “Thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm nhằm giúp các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) nắm bắt các thông tin, quy định liên quan để có định hướng phù hợp và triển khai áp dụng hệ thống TXNG được tốt hơn.

Thực hư thông tin 'mủ măng cụt + đường mía' tạo ra chất độc

Thanh Trúc |

Mới đây trên mạng xã hội đang xôn xao một thông tin cho rằng: Mủ măng cụt kỵ đường mía, nếu kết hợp có thể gây ngộ độc và gây tử vong.

Cần quan tâm đánh giá, hậu kiểm sản phẩm OCOP

Mai Lâm |

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận OCOP đối với 25 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao được tỉnh này cấp giấy chứng nhận năm 2019, trong đó có nhiều đặc sản nổi tiếng của địa phương. Nguyên nhân thu hồi giấy chứng nhận là do chủ thể của các sản phẩm không tham gia đánh giá lại hoặc tham gia đánh giá lại nhưng không đáp ứng tiêu chí sản phẩm OCOP theo quy định.

Luận bàn về khả năng “tự chữa lành” trong ẩm thực Quảng Trị

Bảo Đàn |

Quảng Trị có địa - chính trị hết sức đặc biệt khi là giao điểm của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, giao điểm Đông - Tây, giao lưu với các nền văn hóa sớm trên thế giới, địa hình có đầy đủ núi, đồng bằng, biển, đảo nên nền ẩm thực hết sức phong phú.

Chủ động thay đổi để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Lê An |

Tích cực nghiên cứu để nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo… là những giải pháp của các chủ thể OCOP đang thực hiện nhằm thích ứng với những khó khăn đến từ sự cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là ảnh hưởng của COVID-19.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã

Mai Lâm |

Sau hơn 1,5 tháng thực hiện Chương trình kết nối cung - cầu tiêu thụ nông sản cho hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi tắt là Chương trình 503) do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát động, nhiều sản phẩm tiêu biểu của các hợp tác xã đã được đưa lên hệ thống kết nối cung - cầu toàn quốc nhằm cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Đồng thời, góp phần thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng bền vững cho các hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Kết nối để đưa sản phẩm từ tre vươn xa

Thanh Trúc |

Với sự hỗ trợ của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV), thời gian qua trên địa bàn một số xã của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã thành lập các nhóm hộ sản xuất sản phẩm từ cây tre để cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo đầu ra ổn định, bền vững thì cần có một đơn vị “cầu nối” liên kết các nhóm hộ, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm với cách làm bài bản. Việc thành lập Hợp tác xã (HTX) Vân Kiều Bamboo chính là giải pháp để giải quyết bài toán này.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,1%

Lê Trường |

Đó là thông tin từ Cục Thống kê Quảng Trị cung cấp tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 được tổ chức ngày 29/6/2021.

Làm rượu giả đưa đi tiêu thụ thì bị phát hiện

Minh Châu |

Lưc lượng chức năng phát hiện 78 chai rượu mang nhãn hiệu XO, Chivas nhưng chủ số hàng trên chỉ xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ 30 chai rượu mang nhãn hiệu XO. 48 chai rượu còn lại là rượu giả.

Tiên phong sản xuất “chất đốt xanh”

Nguyễn Trang |

Nỗ lực thoát nghèo, vượt qua biến cố vươn lên xây dựng nên cơ nghiệp thu về hàng tỉ đồng mỗi năm từ phế phẩm nông, lâm nghiệp. Đó là câu chuyện của vợ chồng doanh nhân Trần Thị Tám (sinh năm 1978) - anh Hồ Sĩ Duy (sinh năm 1976), những người đứng đầu Công ty TNHH MTV Hồ Nghĩa An, Khu Công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).  

Đánh giá đúng, xếp hạng chuẩn sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Thời điểm này, tỉnh đang khẩn trương chuẩn bị cho việc đánh giá, phân hạng sản phẩm và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị năm 2020. Mục tiêu đặt ra là đánh giá đúng, xếp hạng chuẩn các sản phẩm để nâng tầm giá trị hàng hóa của tỉnh trên thị trường.

Xây dựng sản phẩm ocop và những vấn đề đặt ra

Đan Tâm |

Ngày 7/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Làm giàu từ hương lá

Trần Cát Linh |

Vùng đất đầy nắng và gió Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khắc nghiệt nên cây trồng ít xanh tốt. Nhưng đây lại là điểm lợi thế để cây cối chắt lọc tinh hoa của đất, trời cho ra sản phẩm có dấu ấn về chất lượng nhiều hơn các vùng khác, đặc biệt là đối với những loại cây lấy tinh dầu. Nhận thấy lợi thế này, những năm gần đây, nhiều cơ sở chế biến tinh dầu ra đời và phát huy được hiệu quả. Để hỗ trợ cho các cơ sở chế biến tinh dầu sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho các cơ sở này và mang lại hiệu quả tích cực.

Keng nọ mày - món canh ước vọng về sự trù phú của người Lào

Phan Duy Tình |

Có những món ngon mà khi thưởng thức, cả người ăn, món ăn và thiên nhiên cần đến sự hòa hợp. Có như vậy hiệu ứng hương vị và tâm hồn thưởng thức, khám phá mới được thăng hoa. Và "keng nọ mày"- canh măng, món ăn dân dã truyền thống của người Lào là một trong những món ngon mang đậm nét ẩm thực đặc trưng kiểu như vậy.

Những người làm nhái Bia Sài Gòn từng làm lãnh đạo tại Sabeco

Thanh Mai |

Ông Lê Đình Trung và bà Trần Thị Ái Loan đều là những lãnh đạo từng làm việc tại Sabeco.

Quảng Trị: Thu hồi nhiều sản phẩm mang thương hiệu Minh Chay

Tiến Nhất |

Ngày 15/9, Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) Quảng Trị cho biết vừa thu giữ các sản phẩm Minh Chay, sau khi có sự phối hợp kiểm tra cùng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh này.

Khởi nghiệp với mô hình bột rau củ sấy lạnh

Kim Huệ - Bru Xinh |

Với niềm đam mê cùng sự tìm tòi, sáng tạo, từ các loại rau củ tươi như cà rốt, chùm ngây, tía tô, bí đỏ… Chị Lê Thị Hồng Nguyên ở thôn Cu Ty, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã chế biến thành các loại bột nhờ công nghệ sấy lạnh. 

Ẩm thực Việt Nam đạt 5 kỷ lục thế giới

PV |

Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) vừa thông báo xác lập 5 danh hiệu cho ẩm thực Việt Nam.

Ăn cơm Hến nhớ hương vị xứ Huế

Lê Thị Thu Thanh |

Huế trong ký ức của tôi là những năm tháng sinh viên kham khổ, những chiều lang thang bên cầu Tràng Tiền, cơn mưa Huế buồn đến lạ; những lăng tẩm đền đài rêu phong cổ kính và cả những món ăn độc đáo của ẩm thực Huế trong tâm hồn ăn uống của tôi... Một trong những món ăn làm nên sự độc đáo của ẩm thực Huế đó là cơm hến và bún hến.

Về Đá Lả ăn cá chép giòn

Lê Trường |

"Về Đá Lả, ăn cá chép giòn hè…?”, lời mời của những người bạn dạo gần đây hay nói làm tôi thêm phần tò mò về món cá có cái tên hơi lạ. Lần tìm từ trang mạng xã hội Facebook có tên là Cá nước ngọt, tôi tìm đến đập Đá Lả (thôn Lâm Lang 3, xã Cam Thủy, Cam Lộ, Quảng Trị) – nơi mà chủ Facebook Cá nước ngọt đang sở hữu một khu vực nuôi cá chép giòn bằng lồng trên mặt nước có sẵn. Anh là Trần Viết Tý, người tiên phong thả nuôi cá chép giòn khoảng 2 năm trở lại đây.

Bài 1: Phở chị Quý, chưa ăn, chưa biết... Viêng Chăn!

Cam Lộ |

Tôi cam đoan với nhiều người, nếu có dịp qua Viêng Chăn, thủ đô nước Lào, buổi sáng, ra đứng nơi Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang hay đại lộ Thanon Luang về phía đông bắc- biểu tượng chiến thắng của người Lào, vẫy một chiếc tuk tuk, bảo đến Pho zap, bạn sẽ được chở đến một quán phở hết sức ngon mà chủ quán là người Quảng Trị chính gốc ở địa chỉ khu phố Xảylôm, quận Chantabuly.

Mô hình canh tác bền vững trên đất dốc

Phan Việt Toàn |

Mô hình nông - lâm kết hợp là giải pháp gia tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất và duy trì lâu bền sức sản xuất của đất cho người dân vùng trung du và miền núi. Từ năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình này với quy mô 11 ha ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh (Quảng Trị). Qua quá trình triển khai mô hình đã mang lại những tín hiệu hết sức khả quan.